Tính giá cost sao cho hợp lý với chủ quán kinh doanh đồ uống

Không ít những chủ quán kinh doanh đồ uống vào nghề thường hay đau đầu về khoản định giá cho menu nhà mình sao cho hợp lý và đảm bảo được nhịp độ kinh doanh có lãi mà chất lượng đồ uống đến tay khách hàng hoàn hảo nhất. Không có một công thức nào có thể tính chính xác cho bạn 100% thế nhưng bạn triển khai chúng. Dưới đây các một số công thức tính cost tiêu biểu mà các anh chị chủ quán hay sử dụng để tính cost đồ uống.

Cách tính cost đồ uống dựa trên chi phí nào?

Nhiều anh chị chủ quán thường hay bỏ sót các chi phí liên quan trong quá trình tính cost đồ uống dẫn đến việc dự trù chi phí gặp nhiều rắc rối, thiếu sót hoặc chênh lệch quá nhiều trong quá trình kinh doanh thực.

Chi phí trực tiếp được tính cho chi phí nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ,… và nhiều nguyên liệu trang trí đi kèm cho đồ uống.

Chi phí vận hành: chúng thường bao gồm chi phí nhân công, chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, chi phí quảng cáo và các loại chi phí sinh hoạt,…

Khoản chi phí dự trù cho phát sinh: phụ thuộc vào các mùa vụ ngày lễ tết những biến phí này thường sử dụng trong việc trang trí, tiếp xúc quảng cáo hoặc làm các hoạt động khuyến mại thúc đẩy doanh thu.

Cách tính cost dựa trên các chi phí và khoản đầu tư cho quán

Bạn cần xác định được ngân sách mình bỏ ra như:

  • Chi phí cố định như mặt bằng (nếu có), cơ sở vật chất
  • Các khoản phí vận hành như lương nhân viên 25%, chi phí quảng cáo 5%, phí duy trì điện nước 5%, 5% phí dự trù phát sinh) là 45%
  • Còn lại là cost đồ uống: 25%

Ví dụ: ngân sách của bạn chi trong 1 tháng tối đa là 200 triệu trong đó có là 60 triệu dành cho chi phí cố định, 90 triệu dùng cho chi phí vận hàng và cost đồ uống sẽ là 50 triệu.

Cách tính giá cost phải dựa trên tỉ lệ vàng

Nghĩa là bạn lấy giá cơ bản đầu vào của đồ uống (nguyên liệu và dụng cụ) nhân với tỉ lệ để ra giá bán thực tế, thường tỉ lệ vàng của nhà hàng được tính dao động trong khoảng 35%.

Ví dụ làm một cốc sinh tố xoài hết khoảng 9.000, bơ sữa và 3.000 cốc thì giá thầu vào là 12.000 chính vì thế bạn cần bán ra với giá 12.000/35% = 34.285 bạn hoàn toàn có thể làm tròn giá bán lên 35.000Đ.

Cách tính giá cost cạnh tranh trên thị trường

Với phương pháp tính giá thế này bạn hoàn toàn có thể sẽ định giá sản phẩm của mình so với mặt bằng chung cho thị trường. Bạn hoàn toàn có thể đặt thấp hơn đối thủ hoặc cao hơn đối thủ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Đặc điểm của phương pháp này khá thuận tiện cho chủ quán khi tính toán giá bán nhưng lại khó có thể khó kiểm soát được chi phí đầu vào nguyên liệu. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ trong quá trình định lượng bạn phải thực sự cẩn trọng để đảm bảo được yếu tố tiết kiệm.

Với những cách tính cost trên mà HorecaVN chia sẻ giúp bạn có thông tin hữu ích trước khi mở quán. Chúc các bạn có những cách tính hợp lý và đưa ra menu phù hợp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.